
Còn gì tuyệt vời hơn khi những tháng đầu đời bé yêu được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ? Không chỉ giàu dinh dưỡng, trong sữa mẹ còn chứa vô vàn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, dù không có thời gian cho con bú trực tiếp, nhiều mẹ vẫn cố gắng hút sữa bảo quản để con có thể sử dụng dần dần. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản, vì nhiều nguyên nhân không tránh khỏi những lần sữa mẹ rã đông có mùi chua, vị lạ…. Vậy cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng nào đơn giản và chính xác? Bài viết này sẽ bật mí các dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng. Mẹ hãy cùng xem nhé!
1/ Tác hại khi dùng sữa mẹ bị hỏng
Bé uống sữa mẹ bị hư có sao không? Khi bú phải sữa mẹ bị hỏng, bé sẽ gặp phải một số vấn đề sau:
– Nôn mửa: Sau khi đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, trẻ cũng có thể xuất hiện cảm giác muốn nôn mửa.
– Tiêu chảy: Ngay sau khi bú sữa mẹ bị hỏng, các vi khuẩn có hại trong sữa sẽ ngay lập tức tác động đến hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.
– Ngộ độc thực phẩm: Sữa mẹ bị hư, hỏng sẽ chứa một lượng vi khuẩn nhất định, có thể hiểu lúc đó sữa đã bị nhiễm khuẩn, chất lượng và dinh dưỡng của sữa đã không còn được đảm bảo. Khi bú vào, bé cũng sẽ bị nhiễm khuẩn theo.Ở thể nặng, trẻ có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
2/ Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
-
Sữa mẹ có vị chua sau khi trữ đông
Sữa mẹ thường sẽ có màu trắng ngà, không chua, mùi thơm dễ chịu. Sau khi trữ đông, bạn hãy nếm thử, nếu có thấy vị chua, mùi tanh khó chịu, sữa mẹ bị nhớt thì đó chính là dấu hiệu việc sữa mẹ bị hỏng.
-
Sữa có mùi lạ khó chịu
Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng đơn giản chính là sau khi rã đông, sữa có mùi hôi, tanh, chua thì đây chính là dấu hiệu sữa mẹ bị hỏng.
-
Váng sữa không tan
Bởi vì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ khá cao, nên việc nổi váng sữa là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu lắc đều mà váng sữa không tan thì sữa có vấn đề. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng nếu thấy váng trôi nổi trên bề mặt, dù lắc vẫn tách biệt hẳn với lớp sữa thì rất có thể sữa mẹ đã bị hư hỏng quá hạn, nên loại bỏ không nên cho bé bú nữa.
-
Sữa mẹ có vị lạ
Sữa mẹ thông thường hơi béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt, nếu nếm thấy có vị khác lạ như vị tanh, chua thì sữa đã bị hỏng, dinh dưỡng trong sữa không còn được đảm bảo.
-
Bé không chịu bú
Các bé thường có vị giác rất nhạy cảm, nếu bé cương quyết từ chối bú sữa và có biểu hiện quấy khóc, rất có thể sữa bạn cho bé uống đang có vấn đề, bị hư hỏng, có mùi vị lạ khiến bé không muốn uống.
-
Sữa quá thời hạn bảo quản
Thông thường, sữa mẹ trữ đông sẽ để được tối đa 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh và 2 – 3 ngày ở ngăn mát. Khi cần dùng và lấy sữa ra rã đông, nếu sữa đã quá hạn bảo quản thì mẹ nên bỏ sữa ngay.
3/ Cách bảo quản sữa mẹ chuẩn khoa học
– Ghi ngày bảo quản và thời gian sử dụng
Nên ghi rõ ràng ngày sản xuất sữa trên các túi đựng. Như vậy có thể giúp mẹ nhận biết đâu là sữa cũ và đâu là sữa mới, từ đó có kế hoạch cho bé ăn sữa trước khi sữa mẹ bị hư, hỏng gây lãng phí.
– Cất sữa sâu bên trong tủ lạnh
Không nên để túi sữa ở khu vực cánh tủ bởi dễ tiếp xúc với nhiệt hoặc sự thay đổi nhiệt độ mỗi khi mở tủ lạnh. Vì các vị trí bên ngoài như cánh tủ lạnh rất dễ bị mất cân đối nhiệt độ khi mở ra – vào, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
– Lựa chọn dụng cụ trữ sữa phù hợp
Sử dụng bình sữa thủy tinh, bình dùng một lần hoặc túi trữ sữa chuyên dụng để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ không bị mất đi. Không bảo quản sữa một lần nữa sau khi đã rã đông/ đã sử dụng bởi sẽ khiến sữa mất đi dinh dưỡng và dễ hỏng.
– Dùng máy hâm sữa chuyên dụng
Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa bởi sẽ làm đứt gãy các chuỗi dinh dưỡng có trong sữa. Nên sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng để làm ấm sữa mẹ.
– Không đóng bình hoặc túi quá đầy
Việc đổ quá nhiều cũng khiến cho sữa bị hư hỏng và quá hạn nhanh hơn. Trong quá trình làm đông, sữa sẽ giãn nở và gây tràn ra ngoài.
– Hạn chế sử dụng nhiều loại thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Ngoài ra để đảm bảo chất lượng sữa, mẹ cần vệ sinh ngực sạch sẽ trước khi hút. Hạn chế ăn thực phẩm có mùi cay nồng, mùi tanh, tỏi, ớt… Nếu sử dụng kháng sinh thì nên cân nhắc tới việc trữ sữa vì nhiều thuốc kháng sinh làm sữa dễ có mùi chua.
Nắm được cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng rất quan trọng. Bởi khi dùng sữa không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí là đe dọa tính mạng. Đừng quên những lưu ý về cách bảo quản sữa mẹ trong bài viết để luôn đảm bảo nguồn sữa thơm ngon, trọn vẹ dinh dưỡng cho con yêu của mình mẹ nhé!
Xem thêm: Top 7 bột ăn dặm cho bé loại nào tốt được nhiều mẹ chọn lựa