
Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm? Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng? Ba mẹ hãy tham khảo tip kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu trong bài viết này để cùng con bước và giai đoạn phát triển mới thật dễ dàng nhé!
1/ Khi nào bé bắt đầu ăn dặm?
Khi nào thì bắt đầu cho trẻ ăn dặm lần đầu tiên là một câu hỏi được các mẹ quan tâm khá nhiều. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo 6 tháng là độ tuổi thích hợp tập cho trẻ ăn dặm lần đầu. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn thiện. Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm còn giúp phát triển cơ, hàm, lưỡi,… giúp bé sau này tập nói và ăn dễ dàng hơn.Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ sẽ gây ra những tác hại tới sức khoẻ cũng như những ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Ngoài tuổi tác, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sau đây để biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa.
-
Những dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu ăn dặm
– Trẻ đã giữ được cổ, có thể ngồi thẳng để ăn với sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.
– Trẻ có phản xạ mở miệng ra khi thấy thức ăn đưa về miệng, thậm chí trẻ có thể tỏ ra tò mò và thích thú với thức ăn khi cha mẹ đang ăn, bằng cách đưa tay ra đòi, với lấy thức ăn.
– Trẻ có phản xạ thè lưỡi, dùng lưỡi đón lấy thức ăn từ miệng vào họng và nuốt khi được đút.
– Trẻ đủ cân nặng để bắt đầu ăn dặm, thường là gấp đôi so với cân nặng khi sinh ra (từ 6kg).
2/ Kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu
-
Nên cho bé ăn dặm món gì đầu tiên
Trong bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho trẻ bắt đầu làm quen với bột ngọt, bột rau củ, hoa quả vì vị các thực phẩm này gần giống sữa mẹ. Tiếp theo là cho bé ăn bột thịt, hải sản.
-
Có nên cho trẻ bú sau khi ăn dặm
Sau khi hệ tiêu hóa của trẻ đã được ổn định, mẹ có thể cho trẻ bú sữa sau khi ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa mà không làm ảnh hưởng đến bữa ăn. Điều này cũng làm kích thích sự thèm ăn và tạo được phản xạ ăn uống theo nhu cầu của con.
-
Tránh ép trẻ ăn
Khi trẻ có những dấu hiệu không muốn ăn như: nhè thức ăn ra, bặm môi, ngậm miệng, quay đầu sang nơi khác, khóc ré khi thấy thức ăn, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ngừng ăn. Khi đó, mẹ không nên ép trẻ ăn mà nên dừng lại. Tương tự với thức ăn mới, nếu trong lần đầu ăn dặm trẻ tỏ ra không thích có nghĩa là trẻ chưa thích nghi với loại thực phẩm đó. Mẹ hãy kiên nhẫn thử lại lần sau và cho trẻ thời gian để học cách chấp nhận thực phẩm mới.
-
Số bữa ăn
Trong lần đầu ăn dặm, trẻ có thể chỉ ăn thức ăn lỏng với số bữa là 1 lần/ngày. Mẹ chú ý theo dõi nếu thấy trẻ thích nghi và tiêu hóa tốt, có thể tăng dần lượng ăn trong mỗi bữa và tăng lên 2 bữa ăn/ngày trong 2 tháng tiếp theo cho đến khi trẻ có thể ăn được 3 bữa/ngày lúc 10 – 11 tháng tuổi.
-
Ăn dặm không thay thế sữa mẹ hoàn toàn
Ba mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 – 2 bữa trong ngày để tập cho bé ăn thức ăn khác ngoài sữa. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, thích hợp nhất cho trẻ vì có đầy đủ chất dinh dưỡng, chứa nhiều kháng thể và giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, dễ tiêu hóa. Từ 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ chiếm hơn 1/2 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và chiếm 1/3 khi trẻ từ 1 – 2 tuổi.
-
Liều lượng ăn phù hợp với thể trạng của bé
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ cho bé ăn từ ít đến nhiều, cụ thể là từ vài muỗng bột/ngày tăng dần đến nửa chén rồi đến 1 chén/ngày.
Nên cho bé ăn từ loãng như nước cơm rồi sệt dần, sau đó sẽ là bột đặc. Đồng thời cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên pha bột gạo với nước rau, từ từ thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.
-
Không ngậm thìa của bé khi cho con ăn
Kinh nghiệm cho bé ăn dặm tốt nhất bạn không nên cho thìa của bé vào miệng mình, trừ khi thức ăn bắt buộc phải nếm trước. Nếu làm như vậy, bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé, đây cũng là sai lầm khi cho bé ăn phổ biến của cha mẹ Việt Nam.
-
Không được nêm thêm gia vị cho con
Một số bố mẹ nghĩ rằng thêm một ít gia vị vào thức ăn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, nhưng thực tế đây lại là điều không tốt. Bởi giai đoạn này thận của trẻ chưa được hoàn thiện và tương đối non yếu, nếu cho trẻ ăn đồ ăn mặn sẽ khiến cơ thể trẻ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh tật.
-
Theo dõi sức khỏe của bé trong lần đầu ăn dặm
Lần đầu ăn dặm của bé rất quan trọng nên ba mẹ cần theo dõi các dấu hiệu khi bắt đầu ăn dặm như vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe của trẻ. Một số trẻ sẽ gặp vấn đề dị ứng thức ăn, về hệ tiêu hóa như trẻ đi đại tiện phân lỏng, nhiều nước, có nhầy hoặc mùi khó chịu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, ba mẹ nên đổi loại thức ăn dặm chứa vitamin và khoáng chất tốt cho tiêu hóa của trẻ.
3/ Chuẩn bị gì khi cho trẻ ăn dặm
– Ghế ăn dặm
Ba mẹ nên cho trẻ ngồi trên ghế cao. Ngoài ra, mẹ hãy tạo thói quen cho trẻ ăn đúng giờ, không cho bé xem tivi, iPad,… để hình thành thói quen ăn uống tốt. Ba mẹ cũng nên cho bé ăn cùng mọi người trong gia đình.
– Yếm ăn dặm cho bé
Bạn nên chuẩn bị thêm yếm để tránh thức ăn rơi ra và dính vào quần áo của bé.
– Dụng cụ chế biến
Máy xay sinh tố, rây lọc, nồi nấu chậm, nồi ủ,… đây là những vật dụng để giúp mẹ chế biến món ăn nhanh chóng cho bé.
– Dụng cụ bảo quản thức ăn
Vì trẻ ăn ít nên việc chuẩn bị thường tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Để tiết kiệm thời gian và công sức mẹ có thể chuẩn bị sẵn thức ăn và cấp đông bằng các khay có nắp.
– Chén, dĩa, thìa ăn dặm
Nếu không chuẩn bị được bộ chén, thìa, khay ăn dặm hợp lý, ba mẹ nên chuẩn bị thìa nhỏ làm bằng chất liệu mềm để không ảnh hưởng đến miệng của bé.
– Bình tập uống cho trẻ
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể cầm nắm vật dụng. Do đó mẹ có thể chuẩn bị bình nước có quai để tập cho trẻ uống nước.
4/ Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé
4.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống
kinh nghiệm cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm truyền thống đã có từ lâu đời và phổ biến nhất với các mẹ bỉm Việt Nam. Cách chế biến món ăn theo phương pháp này là nấu bột xay chung với các thực phẩm khác được xay nhuyễn như rau, củ, thịt, cá,…
-
Ưu điểm
– Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ làm quen và an toàn cho hệ tiêu hóa.
– Công thức đơn giản, mẹ sẽ không mất nhiều thời gian chế biến.
– Có thể cho trẻ ăn với khẩu phần nhiều ngay từ lúc mới tập ăn.
-
Nhược điểm
– Vì nhiều loại thức ăn được xay trộn lại với nhau nên bé không phân biệt được các loại thực phẩm và mẹ khó phát hiện được trẻ dị ứng với loại thức ăn nào.
– Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này, không tập được phản xạ nhai cho bé.
4.2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ bắt đầu được ăn dặm với cháo loãng theo tỷ lệ 1 gạo 10 nước, thay vì xay bột gạo rồi nấu cho bé như phương pháp truyền thống. Theo thời gian khi bé lớn dần, thức ăn sẽ được chế biến với độ thô tăng lên. Ngoài ra, bé sẽ được bổ sung thêm các loại thực phẩm khác nhau với hương vị được giữ nguyên bản.
-
Ưu điểm
– Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm và tập kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
– Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn, giúp bé khám phá được nhiều hương vị của món ăn.
– Hình thành thói quen ngồi ăn giúp trẻ ăn được nhiều hơn và tập trung hơn.
-
Nhược điểm
– Mẹ mất nhiều thời gian và công sức để dạy trẻ ngồi và cách cầm thìa.
– Chuẩn bị từng loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian của mẹ.
4.3. Phương pháp ăn dặm kiểu tự bé chỉ huy BLW
Ăn dặm BLW là phương pháp cho phép bé tự quyết định mình sẽ ăn gì và ăn với số lượng là bao nhiêu. Với phương pháp này, bé sẽ tự ăn thô với cả nhà và chọn những gì bé thích ăn bằng cách bốc tay, cầm nắm miếng thức ăn bé muốn.
-
Ưu điểm
– Trẻ sẽ được làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn, được trải nghiệm chế độ ăn và hương vị phong phú.
– Giúp trẻ ăn một cách tự nhiên và phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn, kỹ năng nhai cho bé.
– Định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm cho bé.
– Bé sẽ học được cách kết hợp tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.
-
Nhược điểm
– Khó kiểm soát được lượng thức ăn, dinh dưỡng được đưa vào cơ thể bé.
– Nguy cơ bé bị hóc, nghẹn đồ ăn.
Ăn dặm rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho bé. Hi vọng những thông tin chia sẻ kinh nghiệm cho bé ăn dặm trong bài viết này giúp ba mẹ tự tin khi chọn lựa phương pháp ăn dặm và cách thức cho bé ăn đúng chuẩn.
Xem thêm: Điểm danh 9 kem dưỡng da cho bé sơ sinh an toàn, dịu nhẹ